Trường trung học cơ sở Lao Bảo
Địa Chỉ: Thị Trấn Lao Bảo - Hướng Hóa - Quảng Trị
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu nhà trường
    • Truyền thống
    • Cơ cấu tổ chức
    • Thơ
    • Văn xuôi
    • Phụ lục
    • Lịch sử nhà trường
    • Cơ sở vật chất
    • Học sinh
    • Cán bộ Giáo viên
  • Tin tức - Sự kiện
    • Bài viết về Nhà tù Lao Bảo
    • Giới thiệu di tích
    • Giáo dục - Nghiên cứu
    • Hoạt động Nhà trường
  • Tài nguyên - Thư viện
    • Danh mục sách
    • Thư viện pháp luật
    • Thư viện online
    • Tủ sách pháp luật
    • Giới thiệu sách
    • SKKN-Đề tài KH
    • Ngân hàng đề thi HSG
    • Phần mềm & Tài liệu tin học
    • Ngân hàng đề kiểm tra
    • T.V bài giảng điện tử
  • Thông báo - Kế hoạch
    • Năm học 2017-2018
    • Năm học 2016-2017
    • Năm học 2015-2016
    • Năm học 2014-2015
    • Năm học 2013-2014
    • Năm học 2012-2013
    • Thông báo
  • Tổ chuyên môn
    • TỔ VĂN - GDCD
    • TỔ TOÁN
    • TỔ HÓA SINH CNNN
    • TỔ VĂN PHÒNG
    • TỔ NGOẠI NGỮ - TV
    • TỔ NĂNG KHIẾU
    • TỔ ĐỊA SỬ
    • TỔ LÝ - TIN -CNCN
  • Người thật - Việc thật
  • Góc học sinh
    • Đố vui - Trao đổi
    • Nghệ thuật - Khoa học
    • Tra cứu - Từ điển
    • Xem ND trao đổi
    • Trao đổi
  • Chi bộ - Đoàn thể
    • Danh sách đảng viên
    • Thông tin cấp ủy
    • Hội chử thập đỏ
    • Liên đội TNTP HCM
    • Ban LL Cựu GV - HS
    • Hội Phụ Huynh
    • Hội Khuyến học
    • Chi đoàn TNCS HCM
    • Công đoàn
    • Hoạt động Chi bộ
    • Lịch sử Chi bộ
    • Văn bản chỉ đạo của Đảng
  • Liên Hệ
  • Website mới
  1. Trang chủ
  2. Lịch sử nhà trường

CHƯƠNG IV: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học.

Cập nhật 6/1/2013 10:20:48 AM, Lượt xem 1095

 

Chương IV

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(Từ tháng 8/2003 đến tháng 8/2009)

 

Trường THCS Lao Bảo là một trong những trường sớm đưa Tin học vào giảng dạy và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học (đưa tin học vào giảng dạy trong trường từ năm 1995 và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học từ năm 1998). Xác định được việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm có tác dụng nâng cao hiệu quả công tác quản lý và dạy học. Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008-2009 và Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đón đầu được sự phát triển đó, năm 1998 nhà trường bắt đầu triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Đến năm học 2008-2009 thực hiện chủ đề - Năm học “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học” của Bộ GD-ĐT, trường THCS Lao Bảo đã có kế hoạch chi tiết về việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT cụ thể hơn. Sau những năm tổ chức thực hiện, nhà trường thực sự đã gặt hái được nhiều kết quả đáng trân trọng.

            1- Quy mô trường lớp, đội ngũ và học sinh:

            1.1- Năm học 2003-2004:

 Với số lượng phát triển nhanh chóng, năm học này toàn trường có tổng số 809 học sinh được chia thành 23 lớp (trong đó có 21 lớp phổ thông, 01 lớp BTCS, 01 lớp BTTH, 09 lớp học Nghề PT). Về CBGV-NV, trường có 45 CBGV-NV, trong đó có 03 CBQL (Hiệu trưởng là thầy giáo Hoàng Phú Đức), 37 GV, 05 NV. Nhà trường chú trọng xây dựng đội ngũ CBGV đủ về số lượng, chuẩn hóa về đào tạo, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên có 94,5% (trong đó trên chuẩn là 22 CBGV- 50%), số còn lại đang theo học Đại học.

Kết quả qua các kỳ thi chất lượng có 32 giải học sinh giỏi cấp huyện (riêng môn MTBT có 4/5 học sinh đạt giải), có 6 giải học sinh giỏi cấp tỉnh (em Phan Thị Thanh Tuyền – Giải Ba môn Tin học và giải Ba môn Địa lý, em Nguyễn Ngọc Hải – Giải Nhì Thực hành Vật Lý, em Nguyễn Thị Nhung – Giải Ba môn Địa lý, em Trần Châu Bích Ngọc – Giải KK MTBT), cuối năm học em Nguyễn Thị Cẩm Tú đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất trường.

Đội ngũ CBGV đều có hướng phấn đấu tốt (có hơn 47% GVDG cấp trường, số còn lại đạt khá), có 9 GV đạt danh hiệu GVDG cấp huyện, 5 CSTĐ và GVG Huyện, năm học này thầy giáo Hoàng Phú Đức là CSTĐ cấp tỉnh được cấp trên cử đị tham dự Đại Hội thi đua yêu nước cấp Bộ tại Thủ đô Hà Nội. Nhà trường được công nhận là Trường xuất sắc cấp tỉnh. Được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen  đạt thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo và thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” 10 năm( 1994-2004) và nhiều giáy khen khác của các cấp huyện, tỉnh.

1.2- Năm học 2004-2005:

Phát huy kết quả đạt được của năm học trước, năm học 2004-2005, trường THCS Lao Bảo đã tiếp tục từng bước thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và chương trình hành động thực hiện kết luận của Hội nghị TW 6 (khóa IX), đặc biệt thực hiện nghiêm việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, phổ cập GDTHCS đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; Mở rộng quy mô trường lớp và thực hiện công bằng trong giáo dục. Đoàn kết, thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, cụ thể:

Thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ, 100% CBGV tham gia  bồi dưỡng thay sách, đổi mới phương pháp dạy học. Ổn định việc giảng dạy theo chương trình và SGK mới ở lớp 6&7, triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK  lớp 8. Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi và tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.

Tăng cường việc sử dụng thiết bị để phục vụ việc đổi mới phương pháp, trong năm học có 5.293 lượt giáo viên mượn đồ dùng để giảng dạy. Giáo viên đã thực hiện soạn giáo án điện tử, chủ động tự làm thêm 1.348 đồ dùng phù hợp với đặc thù bộ môn.

Tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL  phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng toàn diện của trường. Kết quả cuối năm học có 05 CSTĐ và GVG cấp huyện, có 04 thầy cô giáo được cấp tỉnh khen tặng có thành tích trong công tác giáo dục. Về học sinh, có 29 giải HSG cấp huyện, 4 giải HSG cấp tỉnh (em Nguyễn Thị Huyền Trang đạt giải III-TH Lý, em Trương Thị Thuỳ Trang đạt giải KK-TH Sinh, em Trương Văn Tuấn đạt giải KK-Lý, em Hoàng Văn Tiến Phương đạt giải KK-Anh), em Trần Thị Hải Lý đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất trường năm học này. Cuối năm nhà trường vinh dự được tặng cờ công nhận là “Đơn vị văn hóa cấp tỉnh”, ngày 22/6/2005 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì “Đã có thành tích trong công tác từ năm học 2001-2002 đến năm học 2004-2005 góp phần vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc” và nhiều giấy khen khác của các cấp khen tặng.

1.3- Năm học 2005-2006:

Năm học 2005-2006 với quy mô trường lớp tăng nhanh (888 em), nhà trường duy trì 23 lớp phổ thông và 02 lớp BTCS và BTTH, huy động học sinh bỏ học trở lại trường, vận dụng các giải pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi... , nâng tỷ lệ phổ cập lên 82%.

Xây dựng đội ngũ CBGV chuẩn hóa về đào tạo, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, năm học này thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt học kỳ I nhà trường chỉ có tổng số 42 CBGV-NV (CBQL: 03, GV: 34, NV: 05). So với kế hoạch còn thiếu 10 người. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, nhà trường đã phân công lao động hợp lý, bố trí dạy thay đầy đủ, đúng bộ môn đảm bảo chất lượng. Việc sử dụng thiết bị dạy học để đổi mới phương pháp đạt hiệu quả tốt, bình quân trong năm học, mỗi giáo viên mượn đồ dùng, thiết bị dạy học là 88,1 lượt/năm học.

Tập trung giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng phát triển giáo dục. Tiếp tục đầu tư xây dựng Thư viện trường học tiên tiến phục vụ tốt việc dạy và học. Phối hợp và hỗ trợ địa phương tổ chức tốt Lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng quê hương mới. Các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ Thập đỏ và Hội Khuyến học đi vào hoạt động có hiệu quả tốt. Năm học này nhà trường là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ của CNTT, sử dụng máy tính, thiết bị điện tử vào việc giảng dạy và công tác, được cấp trên đánh giá cao. 

Về kết quả chất lượng giáo dục: Năm học này có  36 giải HSG cấp huyện và 8 giải HSG cấp tỉnh (em Trương Thị Ly Na đạt giải Nhất môn Vật lý, em Nguyễn Văn Hợp đạt giải Nhì môn Toán, em Trần Thị Hải Lý đạt giải Ba môn Sinh, các em  Nguyễn Văn Anh KK-MT Casio, Nguyễn Thị Bích Nguyệt KK-TH Hoá, Trương Thị Thuỳ Trang KK-TH Sinh và KK-Sinh, Nguyễn Thị Thuỳ Trang KK-Hoá, Nguyễn Thị Sương KK-Anh), cuối năm học, em Trương Thị Ly Na đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất trường. Với những nỗ lực đó, ngày 06/6/2006, trường được UBND tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen đã có thành tích trong công tác Phổ cập GD THCS, ngày 22/8/2006 được Sở GD-ĐT Quảng Trị công nhận Thư viện trường học tiên tiến, giấy khen đạt thành tích trong hoạt động Công nghệ giai đoạn 2000-2005 và nhiều giấy khen khác của Huyện và Tỉnh.

1.4- Năm học 2006-2007:

Đây là năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và là năm học thực hiện chủ đề “Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục”. Năm học này có nhiều khó khăn: Số lượng học sinh tăng nhanh (hơn 900 em) được chia làm 25 lớp (24/25 lớp phổ thông, 16 lớp học nghề, 01 lớp BTCS). Tuy nhiên, đến cuối năm học lớp 6 BTCS chỉ còn lại 02 em dù  nhà trường đã tích cực vận dụng tất cả các giải pháp để huy động. Số lượng CBGV cũng thiếu so với quy định, CBQL thiếu 1, GV thiếu 4 (thầy giáo Phạm Hữu Đức được UBND huyện Hướng Hóa bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng và điều động chuyển công tác vào trường PTCS xã Thanh từ tháng 8/2006, thầy giáo Nguyễn Bá Tam – nguyên là Tổ trưởng tổ Toán - Vật lý cũng được UBND huyện Hướng Hóa bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường PTCS xã Pa Tầng từ tháng 2/2006).

 Dù có những khó khăn nhất định, nhưng với tinh thần vượt khó, phát huy kết quả đã đạt được của trường chuẩn Quốc gia, nhà trường vẫn tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo chất lượng. Tổ chức tốt các Hội thi, hoạt động giáo dục khác nhằm thu hút học sinh đến trường. Coi trọng việc xây dựng đội ngũ CBGV, duy trì và chăm lo xây dựng thư viện, phòng thực hành, phòng nghe nhìn, mua sắm đồ dùng dạy học và các trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học. Đi đầu trong ứng dụng CNTT, sử dụng máy móc thiết bị vào việc giảng dạy. Thực hiện có hiệu quả chương trình dạy học INTEL.

Nhà trường đã thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và quản lý nhà trường bằng kế hoạch khoa học, tập trung khắc phục những hạn chế thiếu sót, xây dựng thành công mối quan hệ cộng tác giữa các tổ trưởng trong trường với các tổ chức đoàn thể trong thị trấn đem lại hiệu quả cao. Môi trường cảnh quan sư phạm được cải tiến một bước mới (sắm thêm được gần 100 chậu cây cảnh) tạo không khí vui tươi, an toàn, thân thiện. Tham mưu với địa phương tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Hai không”, củng cố xây dựng bộ hồ sơ của giáo viên chuẩn về nội dung và hình thức, tổ chức làm và sử dụng đồ dùng dạy học, quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra, thi cử... đã góp phần hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra.

Dù còn nhiều khó khăn (CBGV còn thiếu), nhưng CBGV-NV nhà trường vẫn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi cuối năm đạt được hơn 42 %, tuy nhiên tỷ lệ học sinh yếu kém cũng tăng là 7.25% (so với năm trước tăng 2,8%). Để khắc phục tình trạng này, nhà trường đã tổ chức dạy ôn trong hè cho học sinh yếu kém. Tỷ lệ đạt giải của học sinh ở các kỳ thi chất lượng cũng khá cao, có 36 giải cấp huyện và 08 giải cấp tỉnh, cuối năm học em Trương Văn Thông đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất trường. Tỷ lệ phổ cập được nâng lên 84,7% (tăng 2,4% so với năm trước). Cuối năm nhà trường được UBND tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong năm học 2006-2007” và nhiều giấy khen khác của các cấp.

1.5- Năm học 2007-2008:

Năm học 2007-2008 là năm học mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Năm học thực hiện cuộc vận động của Bộ Chính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Năm học thứ hai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung "Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp" và thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường chuẩn Quốc gia và xanh hóa trường học”, nỗ lực phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt góp phần nâng cao chất lượng thực chất, đáp ứng  yêu cầu, nhiệm vụ năm học.

Với những mục tiêu trên, phát huy kết quả của trường đạt chuẩn Quốc gia, nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đảm bảo chất lượng. Tập trung giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia bằng cách khắc phục tình trạng thiếu phòng học (Tham mưu với huyện xây thêm 2 phòng học). Bổ sung các yêu cầu mới của trường đạt chuẩn Quốc gia như phòng truyền thống, phòng nghe nhìn, đầu tư mua sắm thêm đồ dùng và các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục THCS, nhà trường tuyển hết số lượng học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6; phối hợp với phụ huynh học sinh, tích cực huy động học sinh bỏ học trở lại trường; duy trì 24 lớp phổ thông và 6 lớp học nghề; làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục NGLL góp phần thu hút học sinh đến trường, nâng tỷ lệ phổ cập lên 87,4% (tăng 2,7% so với năm trước).

Xây dựng đội ngũ chuẩn hóa về đào tạo, năm học này có 100% CBGV đạt chuẩn và trên chuẩn (trong đó có 56,9% CBGV đạt trên chuẩn), số lượng CBGV cũng được bổ sung thêm (tổng số có 51 CBGV, trong đó 2CBQL, 44 GV, 05 nhân viên).

Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lí trường học, thực hiện Quy chế dân chủ nghiêm túc. Xây dựng cảnh quan môi trường khang trang, sạch đẹp (có 104 chậu cây cảnh và trồng thêm được 85 cây bóng mát trong năm học).

Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện, tham gia có hiệu quả các hội thi chất lượng các cấp, bồi dưỡng cho học sinh tham gia thi học sinh sinh giỏi trong năm học này có 30 giải học sinh giỏi cấp huyện và 04 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cuối năm học em Trương Văn Thông đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất trường.

1.6- Năm học 2008-2009:

Với quyết tâm của toàn thể CBGV và HS trong việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện chủ đề năm học “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học” và hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, nhà trường đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ của năm học. Huy động được số lượng học sinh đến trường với tỷ lệ cao hơn năm trước, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đạt kết quả tốt, công tác phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh con em dân tộc; chăm lo giáo dục học sinh cá biệt, xây dựng các điều kiện về CSVC, đầu tư xây dựng thư viện xuất sắc và thiết bị dạy học đảm bảo tốt cho việc giảng dạy; chăm lo xây dựng cảnh quan môi trường, phát huy kết quả đạt được của trường chuẩn Quốc gia để tổ chức dạy và học, tổ chức nhiều hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả cao đã góp phần nâng cao chất lượng  dạy  học và thực hiện tốt công tác  phổ cập giáo dục.

Năm học này nhà trường đã thực hiện tốt chủ đề “ứng dụng CNTT”, theo thống kê sơ bộ trường có 100% CBGV tích cực học tập nâng cao kiến thức tin học và kỹ năng sử dụng máy tính; đăng ký Email thống nhất của hệ thống thư điện tử Bộ GD-ĐT, làm thành viên thư viện trực tuyến Violet, có trên 90% CBGV lập Webstie riêng với nội dung phong phú và được hàng nghìn lượt truy cập. Sử dụng thành thạo vi tính để soạn giảng giáo án điện tử (có 10% tổng số tiết trong chương trình được dạy bằng GAĐT), làm và sử dụng thiết bị để giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Cuối năm học toàn trường có 1.085 đồ dùng tự làm và 1.493 tiết dạy bằng giáo án điện tử. Đặc biệt trong năm học này nhà trường đã xây dựng và đưa vào sử dụng trang thông tin điện tử thu hút nhiều CBGV-NV và học sinh truy cập và trao đổi, xây dựng được thư viện trực tuyến dựa vào cổng thông tin của Violet của Bộ và Sở góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.

Cũng trong năm học này được sự tài trợ của dự án Save the Children in Vietnam (Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam) kết hợp với bộ GD-ĐT tổ chức tập huấn nâng cao các kỹ thuật dạy học và các kiến thức kỹ năng về phòng chống HIV/AIDS, đoàn  của trường gồm có 5 CBGV do cô Trần Thị Thanh Xuân làm trưởng đoàn và các thầy cô Trần Nam Bảo Thế, Nguyễn Thị Phượng, Hồ Thị Tố Trinh, Nguyễn Thị Hải Linh tham gia tập huấn tại thành phố Hạ Long – Quảng Ninh. Từ đây các kỹ thuật dạy học tiên tiến được triển khai đại trà trong nhà trường, như kỹ thuật dạy học nhóm, hợp tác, kỹ thuật khăn trãi bàn, dự án, mãnh ghép, động não và bản đồ tư duy... được các thầy cô giáo áp dụng sáng tạo trong giờ dạy đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, thể hiện qua kỳ thi chất lượng giảng dạy các cấp có 17 GVDG cấp trường, 5 GVDG cấp huyện và 1 GVDG cấp tỉnh (cô giáo Hồ Thị Tố Trinh).

Thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” như: Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong CBGV-NV và học sinh, trong phụ huynh, nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Tổ chức ký cam kết trách nhiệm với các tổ chức trong nhà trường, giữa GV và HS trong việc cộng đồng trách nhiệm phấn đấu xây dựng thành công “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong năm học 2010-2011. Cụ thể hóa chi tiết nội dung thi đua cho các lớp thực hiện. Tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc di tích lịch sử Nhà tù Lao Bảo. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, tổ chức tốt đêm hội “Thắp sáng ước mơ Thiếu nhi Việt Nam”, trong đêm hội này ban tổ chức đã quyên góp và tặng cho 18 học sinh nghèo vượt khó các sổ tiết kiệm trị giá hơn 11 triệu đồng. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện vào cuối năm học và được Sở GD-ĐT kiểm tra và xếp loại Tốt.

Tỷ lệ phổ cập được duy trì và giữ vững 82,7%, nhà trường đã huy động học sinh bỏ học trở lại trường, tuyển hết học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6; thực hiện thí điểm việc tách học sinh con em dân tộc ít người lớp 6 học riêng;  thực hiện duy trì số lượng đạt hiệu quả và làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém. Tuy nhiên, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều, nhà trường  tiếp tục củng cố và tìm các giải pháp hữu hiệu phù hợp với thực tế để nâng cao tỷ lệ phổ cập đảm bảo vững chắc hơn.

Chú trọng chất lượng dạy và học, sử dụng CNTT và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng đại trà, kết quả cuối năm có 46,7% học sinh khá, giỏi,   Số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp khá cao, có 43 giải cấp huyện và 7 giải cấp tỉnh, cuối năm học em Trương Văn Thông đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất trường. Dù có nhiều cố gắng, sáng tạo trong dạy và học nhưng tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều (1,6%). Mặt khác chất lượng đạt được tuy có tiến bộ song vẫn chưa ngang tầm trường chuẩn Quốc gia, các bộ môn Tiếng Anh, Hóa học, Địa lý và Ngữ văn có chất lượng học sinh yếu kém còn nhiều. Để phụ đạo cho các đối tượng học sinh yếu kém này, nhà trường đã cử các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy phụ đạo trong thời gian hè để giúp các em thi lại lên lớp đúng yêu cầu.

Với những nỗ lực không ngừng đó, năm học này nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào: Ngày 18/8/2009 được UBND tỉnh Quảng Trị tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm học 2008-2009. Ngày 22/8/2009, trường được Sở GD-ĐT Quảng Trị công nhận Thư viện xuất sắc đầu tiên của huyện và giấy khen về thành tích hoạt động khác của các cấp khen thưởng.

 

2- Tổ chức bồi dưỡng về trình độ Tin học và kỹ năng sử dụng máy tính cho CBGV và nhân viên trong trường:

2.1- Xây dựng các điều kiện để ứng dụng CNTT:

Xác định đội ngũ có vai trò quyết định sự thành bại của việc ứng dụng CNTT, trong thời gian ngắn, đầu năm học 1995-1996, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và quy trình triển khai thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ về Tin học. Năm học này, bằng nhiều nguồn vốn xã hội hóa, nhà trường đã mua sắm được 10 máy vi tính với số tiền gần 200 triệu đồng. Với tinh thần và quyết tâm cao, lãnh đạo nhà trường đã tự học vi tính để sử dụng trong công tác quản lý, đồng thời hợp đồng giáo viên chuyên môn Tin học về giảng dạy cho học sinh các lớp BTTH. Thấy được sự nỗ lực của cơ sở, tháng 9 năm 1996, Phòng GD-ĐT đã chi viện ngay giáo viên cử nhân Tin cho trường. Ngay lập tức, trường hợp đồng với trung tâm GDTX và HNDN Tỉnh mở lớp Tin học chứng chỉ A cho giáo viên và cán bộ nhân dân địa phương. Kết quả có gần 100% CBGV-NV đạt chứng chỉ A, B. Nhiều cán bộ thanh niên trong thị trấn theo học cũng đạt được kết quả tốt và có thể sử dụng được thành thạo vi tính theo yêu cầu của công việc. Năm học 1998-1999 trường lập kế hoạch triển khai việc ứng dụng CNTT trong dạy và học trong nội bộ trường, hoạt động này được gắn liền với nội dung thi đua và được nhất trí tán thành của Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học.

Đến tháng 10 năm 2003, nhà trường đã thành lâp Câu lạc bộ Tin học và đi vào hoạt động, tổ chức sinh hoạt hàng tháng vào các ngày nghỉ chủ nhật, các chuyên đề mới, khó, đều được nhà trường tổ chức tập huấn dài ngày, bồi dưỡng theo nhu cầu và khả năng của từng nhóm giáo viên. Thực hiện đào tạo từng nội dung riêng biệt cho lực lượng nòng cốt của trường, do Tin học là lĩnh vực rất rộng lớn, mỗi CBGV không thể đi sâu vào tất cả các nội dung vì vậy nhà trường đã thực hiện đào tạo lực lượng CBGV-NV cốt cán. Đội ngũ cốt cán này có vai trò hỗ trợ cho nhiều trường khác trong địa bàn về lĩnh vực ứng dụng CNTT. Thời gian này, ngoài việc nỗ lực tự học và giúp nhau cùng học, nhà trường còn mời chuyên viên Tin học của Sở GD-ĐT Quảng Trị về tập huấn cho CBGV-NV toàn trường các kỹ năng cơ bản của giáo án điện tử và các phần mềm ứng dụng trong quan lý và dạy học, như PowerPoint, Emix, Violet... Kết quả có gần 100% CBGV-NV tham gia học tập tốt và sử dụng thành thạo các phần mềm vào lĩnh vực công tác của mình. Nhiều tiết dạy học có sử dụng ứng dụng CNTT, các phong trào thi đua về việc ứng dụng CNTT, các chuyên đề được thực hiện với sự tham gia nhiệt tình của toàn thể CBGV.

2.2- Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT trong trường học:

Để thực hiện ứng dụng CNTT, việc đầu tiên là phải có máy tính và thiết bị tin học vì đó là phương tiện không thể thiếu, hiểu rõ điều này, lãnh đạo nhà trường đã quyết định đầu tư kịp thời, đáp ứng tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý và dạy học. Sau nhiều năm đầu tư theo hướng “từng bước, hiện đại, từ nhiều nguồn” dàn trãi qua nhiều năm học với phương châm vừa mua sắm thêm và vừa sửa chữa bổ sung đáp ứng kịp thời, nên hiện nay nhà trường đã có được  cơ sở vật chất thiết bị máy móc hiện đại xứng đáng là trường đi đầu trong việc ứng dụng CNTT của huyện và của tỉnh. Tính đến hiện tại, trường đã có hơn 40 máy vi tính (để bàn và xách tay), 8 máy in, 5 projector, 2 OVH, 7 ti vi màn hình lớn kết nối MT, kết nối mạng LAN và Internet qua cổng ADSL, loa máy, máy quét ảnh (Scaner), máy chụp ảnh KTS, Camera KTS đảm bảo đủ cho việc giảng dạy bằng giáo án điện tử và phục vụ tốt các chương trình ngoại khóa, hoạt động NGLL của thầy và trò, đồng thời  hỗ trợ thêm các hoạt động xã hội đoàn thể của địa phương ...

Ngoài việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, nhà trường còn kêu gọi tất cả CBGV-NV tự mua sắm máy móc cho cá nhân để phục vụ giảng dạy nhằm giảm áp lực máy dùng chung. Thực hiện chủ trương này, nhiều CBGV-NV đã mua sắm máy tính để bàn (từ 2003), máy in, kết nối mạng Internet... Đến nay nhiều cá nhân (trên 90%) không những có máy tính để bàn mà còn mua sắm thêm máy tính xách tay thuận lợi cho việc giảng dạy trực tiếp ở trên lớp.

2.2- Xây dựng kho tư liệu điện tử, khai thác tư liệu phục vụ việc ứng dụng CNTT:

Bên cạnh việc bồi dưỡng cho đội ngũ CBGV-NV sử dụng thành thạo vi tính, máy móc thiết bị, nhà trường còn chú trọng đầu tư xây dựng kho “tư liệu điện tử” – Đây là nội dung không thể thiếu trong quá trình ứng dụng CNTT. Thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có nhiều tư liệu phong phú, phải qua quá trình tìm kiếm hoặc thiết kế rất công phu... Vì vậy nhà trường đã chung sức xây dựng kho tư liệu dưới nhiều hình thức, như: Phát động thi đua xây dựng kho tư liệu cá nhân, đưa nội dung kho tư liệu cá nhân vào thi đua khen thưởng cuối năm, mở các cuộc thi giáo án điện tử... Điển hình một số cá nhân đã có kho tư liệu phong phú đạt nhiều điểm cao được lưu giữ tại WEBSTIE riêng và có hàng nghìn lượt truy cập giao lưu trao đổi, như kho tư liệu của các thầy cô giáo Lê Phước Hòa, Trần Ngọc Định, Đoàn Minh Lộc, Trần Thị Lan, Trần Nữ Nhân, Dương Triền Phúc, Hồ Thị Tố Trinh, Trần Thị Thanh Xuân, Hoàng Phú Đức và nhiều thành viên khác .

            Xây dựng “kho tư liệu chung” tại Thư viện  của trường qua hai hình thức lưu trữ kho tư liệu điện tử, tủ sách điện tử để các thành viên tham khảo, thực tế tại thư viện hiện có trên 300 băng đĩa, bao gồm các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu, phần mềm ứng dụng... Đây cũng là nơi cung cấp các tư liệu đáng tin cậy cho CBGV trong quá trình soạn giảng ứng dụng CNTT.

Năm học 2008-2009 nhà trường đã xây dựng trang thông tin điện tử riêng với tên miền http://thcs-laobao-huonghoa-quangtri.edu.vn/, đến nay đã có 783.132 lượt truy cập. Nhiều cá nhân đã xây dựng riêng trang WEB cho mình nhằm giao lưu học hỏi đồng nghiệp trong cả nước, nhiều trang WEB đẹp về hình thức, nhiều nội dung phong phú. Khi các trang Web chung và cá nhân đi vào hoạt động,  CBGV đã  tích cực khai thác tư liệu trên các trang WEB của ngành, trang Violet của các trường khác và của cá nhân CBGV trong toàn ngành để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục... Chính vì vậy trình độ sử dụng vi tính và chất lượng bài soạn điện tử của GV ngày một nâng cao.

2- Tổ chức ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học:

2.1- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý:

Như trên đã nói, THCS Lao Bảo là một trong những trường đi đầu về ứng dụng CNTT trong dạy học. Để làm được điều đó, đòi hỏi các cán bộ quản lý phải tự tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ sử dụng vi tính, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công tác quản lý. Mặt khác muốn bồi dưỡng và giúp đỡ đội ngũ thông thạo vi tính thì cán bộ quản lý phải là người tiên phong về lĩnh vực này. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu triển khai việc ứng dụng CNTT thì cả 3 thầy cô giáo trong ban lãnh đạo đều đã tự học và sử dụng thành thạo vi tính, đáp ứng trong công việc của mình.

Tuỳ theo nội dung công việc, nhà trường đã chủ động mua hoặc tìm kiếm, xây dựng các phần mềm đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý chỉ đạo, như phần mềm lập TKB, Phần mềm phổ cập, Phần mềm QL Thư viện (do trường tự thiết kế), Phần mềm QLHS, Phần mềm QL tài chính, Thống kê GD EMIS, các phần mềm trộn đề kiểm tra. Đặc biệt nhà trường đã thiết kế thành công phần mềm quản lý thư viện được công nhận là đề tài cấp huyện, được phổ biến và tập huấn cho các trường trên địa bàn ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả trong  công tác quản lý thư viện.

Thực hiện xây dựng các hệ thống tin học hoá trong quản lý hành chính, trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, các dịch vụ, nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động như: Công tác Phổ cập, công khai việc quản lý điểm của học sinh, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, xây dựng  kho tư liệu điện tử dùng chung, quảng bá các bộ giáo án tốt, lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giáo dục - dạy học, trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình….thông qua trang thông tin điện tử của trường và các trang Web  cá nhân của CBGV trong trường... Thực tế đã phục vụ trực tiếp công tác quản lý, thống kê, báo cáo. Đồng thời xây dựng hoàn chỉnh và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý học sinh, quản lý cán bộ-công chức, quản lý tài chính, quản lý tài sản, thư viện, thiết bị ...).

2.2- Ứng dụng trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục:

            Để ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục, cán bộ giáo viên của trường đã sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ dạy học rất hiệu quả trên các lĩnh vực: Soạn giảng bằng giáo án điện tử, tổ chức ngoại khóa, thi tim hiểu về ATGT... Để đạt được hiệu quả đó, CBGV đã phải học hỏi và ứng dụng thêm một số phần mềm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục, như phần mềm trình chiếu Powerpoint và Violet, phần mềm ứng dụng được miễn phí trên mạng Internet (Phần mềm dạy học các môn học: Toán, Lý, Hoá, Âm nhạc...), phần mềm Flash; các phần mềm cắt, ghép hoặc chuyển file các đoạn phim, ảnh phục vụ yêu cầu bài dạy. Tất cả giáo viên đều sử dụng thành thạo phần mềm trộn đề kiểm tra trắc nghiệm để hạn chế những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.

Tổ chức, quản lý việc  dạy học Tin học ở trường: Các khối lớp đều được học môn Tin học, dạy thêm chương trình nghề để hoàn thành chương trình nghề phổ thông, cuối năm học tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông. Tổ chức các hoạt động nhằm kích thích sự đam mê học tập Tin học cho CBGV & HS, như: Tuyên truyền vận động học sinh học tập qua mạng, thành lập câu lạc bộ tin học thu hút nhiều học  sinh tham gia, hướng dẫn học sinh tự thu thập tư liệu, quay phim, chụp ảnh các chủ đề cần thiết, sau đó tổ chức Hội thi thuyết trình, hùng biện, diễn đàn trao đổi (có trình chiếu minh hoạ các nội dung) để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh...

Với cách làm này thực sự đã khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch năm học “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học” và đạt được kết quả khá cao. Năm học 2010 – 2011 khi Ngành tổ chức thi thiết kế bài giảng điện tử, các giáo viên trong nhà trường đã đạt được kết quả cao xứng đáng với quá trình miệt mài chịu khó. Trong lần thi này có 21 giáo viên đạt giải cấp huyện (Dương Triền Phúc; Đặng Văn Nhuận; Hồ Thị Tố Trinh; Kô – Căn – Sa; Lê Phước Hoà; Lê Thị Kiều Giang; Bùi Văn Khánh; Lê Văn Hoàng; Nguyễn Thị Nga, Ngô Thị Hiền; Nguyễn Thị Ánh Ngọc; Nguyễn Thị Mai Phương; Nguyễn Thị Châu Loan; Nguyễn Thị Phương; Nguyễn Thị Phượng; Phạm Xuân Tân; Trần Nam Bảo Thế; Trần Nữ Nhân; Trần Văn Dũng; Phan Thị Thanh Nhàn; Võ Thanh Khiết). Có 7 giáo viên đạt cấp tỉnh (Hồ Thị Tố Trinh, Lê Phước Hoà, Dương Thị Thảo Trang, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Châu Loan và Trần Nữ Nhân). Năm học 2011 – 2012 Sở giáo dục tổ chức thi tin học trẻ không chuyên thì học sinh của trường đã đạt giải Nhất.

Hàng năm, nhà trường đã tổ chức các hoạt động: Ngoại khoá, Hội thi, Hội diễn, phục vụ các diễn đàn, các buổi tập huấn... đem lại hiệu quả công tác và giáo dục rất tốt; đồng thời CBGV của trường là lực lượng nòng cốt giúp địa phương ứng dụng CNTT để tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn, như: Đêm Hội “Nối vòng tay nhân ái”, “Khuyến học”, “Giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam và  học sinh nghèo vượt khó”...vv.

3- Sự phát triển của các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường giai đoạn từ 2003 đến 2009:

- Chi bộ Đảng: Thời kỳ này, chi bộ Đảng đã phát triển được nhiều đảng viên, chi bộ lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn từ 2003 – 2010. Để lãnh chỉ đạo phù hợp với tình hình của từng giai đoạn, chi bộ đã đề ra từng nhiệm vụ trọng tâm của từng nhiệm kỳ, cụ thể:

Đại Hội Chi Bộ Lần thứ IV – nhiệm kỳ 2003-2005 được tổ chức ngày 12/9/2003  tại trường THCS Lao Bảo. Đại hội bầu Đồng chí Hoàng Phú Đức làm Bí thư, Đ/c Trần Đình Bá Phó Bí thư. Nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ nhiệm kỳ này là phát huy kết quả đạt được khá toàn diện của trường THCS đạt chuẩn Quốc gia để lãnh đạo nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới Giáo dục phổ thông, coi trọng giáo dục hướng nghiệp, duy trì các lớp GDTX, đầu tư để làm chuyển biến một số môn chất lượng còn thấp. Xây dựng Đội ngũ CBGV vững mạnh về mọi mặt, lấy lực lượng Đảng viên làm nòng cốt; Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học… và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong Nhà trường.

         Đại Hội Chi bộ Lần thứ V – Nhiệm kỳ 2005-2006  được tổ chức ngày 17/4/2005. Đại hội đã bầu  Cấp uỷ  gồm các đồng chí: Hoàng Phú Đức – Bí thư, Trần Đình Bá – Phó Bí thư và Trần Thị Thanh Xuân – Uỷ viên. Nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ nhiệm kỳ 2005- 2006 là phát huy những kết quả đạt được của những năm học trước, Chi bộ tiếp tục lãnh đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển quy mô trường lớp hợp lý, đảm bảo chất lượng dạy học; nâng cao tỷ lệ phổ cập THCS; Tiếp tục ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học; đầu tư xây dựng CSVC-KT theo hướng hiện đại; Làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong CBGV để giữ vững chất lượng, xứng đáng là  trường đạt chuẩn Quốc gia. Tập trung xây dựng các tổ chức trong trường học, nhất là tổ chức Đội Thiếu niên, tăng cường phòng chống các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ ảnh hưởng đến học sinh; Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng đảng…

       Đại hội Chi bộ Lần thứ VI – nhiệm kỳ 2006-2008 được tổ chức ngày 14/10/2006. Đại hội đã bầu Cấp uỷ Chi bộ gồm các đồng chí:  Hoàng Phú Đức – Bí thư, Trần Đình Bá – Phó Bí thư và Đ/c Trần Thị Thanh Xuân – Uỷ viên. Ngày 22/3/ 2007, đồng chí Trần Đình Bá được cấp trên điều động chi viện làm CBQL vùng Bản, Chi bộ đã bầu đồng chí Trần Thị Thanh Xuân làm Phó Bí thư và bầu bổ sung đồng chí Hàn Văn Minh làm uỷ viên chi uỷ. Nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ nhiệm kỳ 2006-2008 là: Lãnh đạo Nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo tinh thần của Nghị quyết 40/QH của Quốc Hội, thực hiện mạnh mẽ chủ đề năm học “Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục” và thực hiện cuộc vận động “Hai không”, chống học sinh bỏ học, duy trì tỷ lệ phổ cập THCS và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, chú trọng hơn nữa bồi dưỡng đội ngũ CBGV (Do nhiều đồng chí trưởng thành được điều động chi viện nơi khác), giữ vững danh hiệu Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện.

         Đại Hội Chi Bộ Lần thứ VII – nhiệm kỳ 2008-2010 được tổ chức ngày 11/5/2008. Đại hội đã bầu  Chi uỷ Chi bộ gồm các đồng chí: Đồng chí Hoàng Phú Đức – Bí thư; Đ/c Trần Thị Thanh Xuân – Phó Bí thư và Đ/c Lê Văn Thanh – Uỷ viên. Ngày 22/9/2008 do đồng chí Lê Văn Thanh được chuyển vùng về đồng bằng công tác nên Chi bộ đã bầu bổ sung đồng chí Trần Nữ Nhân  làm uỷ viên chi uỷ. Nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ nhiệm kỳ 2008-2010 là: Lãnh đạo Nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo tinh thần của Nghị quyết 40/QH của Quốc Hội; Tập trung lãnh đạo thống nhất hai nhiệm vụ cơ bản: Phổ cập giáo dục và xây dựng nền giáo dục chất lượng thực chất. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng quản lý và dạy học; Triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tham mưu chỉ đạo kịp thời việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục THCS từ nay đến 2010 (Có chuẩn bị điều kiện để năm 2012 tách trường THCS thành hai trường riêng. Hạ thấp tỷ lệ học sinh bỏ học. Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng đảng, Đổi mới nội dung sinh hoạt Chi bộ, quản lý Nhà trường, tăng cường nề nếp kỷ cương, nhanh chóng khắc phục các hiện tượng tiêu cực…Giai đoạn này Chi Bộ trường THCS Lao Bảo đều được các cấp ủy Đảng công nhận là Chi bộ vững mạnh làm tốt công tác Đảng trong hà trường.

 

- Tổ chức Công đoàn từ 2003 đến 2009 có nhiệm vụ: Củng cố khối đoàn kết vững chắc, tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua lao động giỏi, nêu cao tinh thần tự học, ứng dụng CNTT vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy; Cùng với nhà trường tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua “Hai Tốt”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành, như cuộc vận động “Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tâm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

Thời gian này Công đoàn có số lượng đoàn viên tăng so với các năm trước đó, trong khi nhà ở công vụ cho CBĐV mới chỉ có một dãy nhà tranh vách bằng phên tre đã bị mối ăn thủng lỗ chỗ, xiêu vẹo được dựng tạm từ năm 1992 và một dãy nhà cấp 4 với 4 phòng nhỏ (trị giá 25 triệu) do nhà trường trích từ các nguồn quỹ tiết kiệm được qua các năm học để xây dựng năm 1999. Như vậy nhà ở lúc này chỉ đáp ứng được 1/3 cho CBĐV, số còn lại phải tự thuê nhà để ở, trong khi lương tháng lại thấp... đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và công tác của CBĐV. Nhận thấy đây là khó khăn lớn ngoài khả năng của nhà trường và Công đoàn, trước tình hình này, vào đầu năm học 2004-2005, BCH Công đoàn đã tham mưu, đề xuất với Công đoàn cấp trên nghiên cứu hỗ trợ xây thêm nhà công vụ cho CBĐV của Công đoàn trường. Xét thấy đây là nhu cầu chính đáng, Công đoàn GD Hướng Hóa đã đề nghị Công đoàn Sở GD-ĐT Quảng Trị nghiên cứu tìm nguồn vốn đầu tư. Trong thời gian này Công đoàn Đại học Huế đã kết nghĩa với Công đoàn GD-ĐT Quảng Trị và bằng nguồn quỹ huy động được của CBĐV, Công đoàn Đại học Huế đã đồng ý hỗ trợ xây thêm một dãy 03 phòng ngay ở vị trí cổng vào khu tập thể. Tuy nhiện với 03 phòng ở vẫn chưa đủ cho CBĐV nên BCH Công đoàn trường quyết định mượn quỹ chi thường xuyên của Công đoàn hỗ trợ xây tiếp thêm 01 phòng thành dãy nhà có 04 phòng ở. Mặt khác vận động các đoàn viên đăng ký nhà ở góp thêm tiền xây luôn công trình bếp khép kín, tiện lợi cho các hộ gia đình, bằng cách góp hàng tháng 100 ngàn đồng/ phòng ở (mỗi căn bếp trị giá 4 triệu đồng, 4 căn bếp là 16 triệu đồng), số tiền này được thống nhất thu từ tháng 01/2007 đên tháng 1/2010 thì chấm dứt thu. Dãy nhà mới xây này là nhà công vụ tốt nhất cho CBĐV trường THCS Lao Bảo có đến hiện nay, dù sao đây cũng là nguồn động viên lớn của Công đoàn ngành cấp trên và tấm lòng sẻ chia của Công đoàn Đại Học Huế đối với CBĐV nhà trường.

Thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, nhiều gương đoàn viên phấn đấu tốt, nổi bật như các đoàn viên: Hoàng Phú Đức, Nguyễn Thị Châu Loan, Trần Thị Thanh Xuân.... Giai đoạn này Công đoàn THCS Lao Bảo đã tổ chức được 3 kỳ Đại Hội, nhiệm kỳ 2003-2007, các đồng chí Phạm Hữu Đức, Trần Thị Thanh Xuân, Hàn Văn Minh, Lê Văn Hoàng và Trần Nữ Nhân được bầu vào BCH (đ/c Phạm Hữu Đức giữ chức Chủ tịch). Từ 2007-2009 các đồng chí Trần Thị Thanh Xuân, Hàn Văn Minh, Lê Văn Hoàng và Trần Nữ Nhân và Hồ Thị Tố Trinh được bầu vào BCH (đ/c Trần Thị Thanh Xuân giữ chức chủ tịch). Trong thời gian này (từ 2003-2009), CBĐV đã chung sức chung lòng, khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, nỗ lực học tập rèn luyện và đạt được nhiều thành tích: có 7 Bằng khen của LĐLĐ tỉnh và 03 giấy khen và công nhận là tổ chức Công đoàn vững mạnh có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động.

 

- Tổ chức Đoàn Thanh niên: Trong giai đoạn này chi Đoàn có nhiều biến động về số lượng, một số Đoàn viên vì hoàn cảnh gia đình nên đã chuyển vùng công tác, dù biến động nhưng số lượng duy trì trên dưới 36 Đoàn viên. Năm 2005, đồng chí Lê Vĩnh Hiệp thuyển chuyển công tác về Đông Hà cũng là lúc Chi Đoàn tiến hành Đại Hội nhiệm kỳ 2005-2008, đồng chí Trần Ngọc Định - Tổng phụ trách Đội TNTPHCM) được bầu làm Bí thư Chi Đoàn. Chi Đoàn đã đóng góp sức mình trong việc xây dựng nhà trường thực sự lớn mạnh, tham gia tổ chức thực các phong trào thi đua, tiên phong trong các hoạt động bề nổi, tham gia quản lý giáo dục học sinh, nổi bật có một số đoàn viên: Hồ Thị Tố Trinh, Trần Nữ Nhân, Dương Thị Thảo Trang, Trần Ngọc Định...

 

            - Tổ chức Hội Khuyến học và Hội Chữ Thập đỏ: Trước sự lớn mạnh của các tổ chức Hội, Hội Khuyến học và Hội Chữ Thập đỏ của nhà trường cũng đi vào hoạt động quy mô hơn, thu hút được 100% CBGV tham gia làm hội viên. Hội Khuyến học (do đồng chí Trần Thị Thanh Xuân làm Hội trưởng) đã tổ chức hỗ trợ những học sinh khó khăn học giỏi hàng năm, tặng quà dịp khai giảng và tổng kết, chọn và hỗ trợ một học sinh/ năm học trị giá 900.000,đ (hỗ trợ được 3 em Hồ Thị Loan, Lê Thị Trang, Võ Khánh Ngọc) trong 3 năm học; Giới thiệu cho các tổ chức Hội cấp trên hàng năm hỗ trợ cho một số học sinh nghèo vượt khó.

Hội Chữ Thập đỏ đã tổ chức Đại Hội nhiệm kỳ thứ nhất vào ngày 15/1/2006 và đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 7 đồng chí (đồng chí Trần Thị Thanh Xuân làm Hội trưởng). Từ chỗ tổ chức Hội trong nhà trường bị mất trắng, đến nay Hội đã có tổ chức hội quy mô, có kế hoạch hoạt động khoa học để giúp đỡ các nạn nhân, tổ chức cứu trợ tiên tai, hỗ trợ những học sinh tàn tật, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, đau ốm bệnh tật dài ngày. Với những thành tích đạt được, Hội CTĐ đã được Huyện Hội tặng giấy khen vì có thành tích hoạt động trong công tác CTĐ năm 2008.

4- Bài học kinh nghiệm:

Có thể nói giai đoạn 2003-2009 là một chặng đường lịch sử vàng son của trường THCS Lao Bảo, đó là nhà trường đã xây dựng thành công trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I; Xây dựng thành công Thư viện xuất sắc đầu tiên của huyện; Được UBND tỉnh QT công nhận “Đơn vị văn hóa cấp tỉnh”; Xây dựng thành công trang thông tin điện tử; Được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. Đó là sự nỗ lực vượt bậc của CBGV và nhà trường trong giai đoạn này thật đáng tự hào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhà trường đã tự rút ra những bài học kinh nghiệm:

Một là: Do đặc thù ở Miền núi, đội ngũ không được ổn định, hàng năm phải làm nhiệm vụ luân chuyển CBQL và GV cho vùng bản, nhiều GV được bồi dưỡng trưởng thành lại hết nhiệm vụ phục vụ Miền núi, chuyển đến vùng thuận lợi; nhiều CBGV cốt cán được điều động chi viện nơi khác,... Do vậy, công tác bồi dưỡng CBGV và nhân viên nói chung, đặc biệt là việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng các phần mềm vào lĩnh vực công tác là việc làm thường xuyên liên tục.

Hai là: Việc xây dựng ba điều kiện trên (Bồi dưỡng đội ngũ, mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng kho tư liệu) phải tiến hành đồng thời, liên tục. Bởi chỉ lo mua sắm máy móc thiết bị, không chăm lo bồi dưỡng đội ngũ thì không sử dụng thiết bị, ngược lại bồi dưỡng đội ngũ mà không có máy móc thì không thể bồi dưỡng được. Đội ngũ được bồi dưỡng tốt sẽ sử dụng thiết bị đúng kỹ thuật, tăng tuổi thọ thiết bị và nâng cao hiệu quả công tác. Khi ứng dụng có hiệu quả, đội ngũ sẽ ham mê học tập…Như vậy mối quan hệ của ba điều kiện để ứng dụng CNTT là mối quan hệ biện chứng.

Ba là: Để thực hiện thành công việc ứng dụng CNTT, trước hết là cần sự thống nhất, đoàn kết, trên dưới một lòng cùng giúp nhau thực hiện tốt. Nếu trong quá trình thực hiện có những vướng mắc thì tổ chức thảo luận, trao đổi, phản biện để tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn đó.

            Có thể nói, những cố gắng lớn của CBGV-NV đã vượt khó để phấn đấu tự học nâng cao nghiệp vụ về Tin học, tự học để ứng dụng CNTT và sử dụng thành thạo máy móc, vi tính và các trang thiết bị hiện đại vào việc giảng dạy để thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tiếp cận với nền dạy học tiên tiến là một thành tích đáng trân trọng – Đây chính là một dấu son đỏ nữa làm tiền đề cho chặng đường không ngừng phấn đấu xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II sắp tới.


Bài viết khác

  • Phần kết luận
  • CHƯƠNG IV: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học.
  • CHƯƠNG III- Phấn đấu xây dựng thành công trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
  • CHƯƠNG II- Phát triển quy mô và các loại hình đào tạo - Đáp ứng nhu cầu của người học.
  • CƯƠNG I -Những năm đầu mới thành lập.
  • Từ khóa: 
  • Giới thiệu nhà trường
  • Cơ cấu tổ chức
  • Truyền thống
  • Cán bộ Giáo viên
  • Học sinh
  • Cơ sở vật chất
  • Lịch sử nhà trường
  • Phụ lục
  • Văn xuôi
  • Thơ
  • VĂN BẢN MỚI

    QUY ĐỊNH THỜI GIAN TẬP SỰ THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN

    BỔ NHIỆM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

    TTLT 22/BGD&ĐT-BNV TIEU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS CÔNG LẬP

    HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

    Ban hành quy định về phòng học bộ môn

    LỊCH CÔNG TÁC

    THỜI KHÓA BIỂU

    LIÊN KẾT WEBSITE

    LIÊN KẾT HỮU ÍCH

    LIÊN KẾT CỔ ĐỘNG

    • Cộng đồng THCS Lao Bảo:

    TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LAO BẢO

    Địa Chỉ: Thị Trấn Lao Bảo - Hướng Hóa - Quảng Trị

    Email: thcslaobaohhqt@quangtri.edu.vn

    Điện Thoại: (053). 3877. 095

    THIẾT KẾ BỞI TT CNTT VNPT QUẢNG TRỊ

    Địa Chỉ: 20 Trần Hưng Đạo - Đông Hà - Quảng Trị

    Website: http://vnptquangtri.com.vn

    Điện Thoại: (053). 3567. 637